Chưa tới 3% doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số Doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm tăng lãi nhờ xuất khẩu hồi phục Nếu "dễ dãi" thì sản phẩm OCOP không đạt hiệu quả xuất khẩu |
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5-3%/năm. Cùng với đó là mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, với mục tiêu tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm.
Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản đạt 3,38% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong nửa đầu năm của 5 năm gần đây. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,15%; lâm nghiệp tăng 5,34%; thủy sản tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Với kết quả này, ngành nông nghiệp tự tin nâng mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm lên 57-58 tỷ USD, cao hơn 2-3 tỷ USD so với chỉ tiêu Chính phủ giao từ đầu năm.
Tuy nhiên, tại Diễn đàn Nông nghiệp 2024 “Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 23/7/2024, các chuyên gia đã đặt ra nhiều lo ngại liên quan đến tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Diễn đàn Nông nghiệp 2024. |
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp) cho biết, yêu cầu đặt ra là tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước trong khi nông nghiệp Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức.
Đó là năng suất đến ngưỡng, nhất là các mặt hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, tiêu, cá tra… đều đạt năng suất kỷ lục thế giới, trong khi nguồn lực tự nhiên suy giảm; đất canh tác khó có thể mở rộng hơn hoặc phải chuyển đổi thành đất đô thị hoặc suy thoái dần... Bên cạnh đó, thách thức còn đến từ những quy định mới của các nước về an toàn thực phẩm, hàng rào kỹ thuật về môi trường, tiêu biểu nhất quy định mới về chống phá rừng ở châu Âu...
Đồng quan điểm, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, nông nghiệp Việt Nam sẽ không thể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp, thâm dụng lao động và dựa vào tài nguyên, nên cần phải thay đổi tư duy trong phát triển nông nghiệp, đó là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Do vậy, theo các chuyên gia, nông nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp là hướng đi tất yếu và cần được đẩy mạnh.
“Ngành nông nghiệp khi ứng dụng công nghệ 5.0 với khoa học kỹ thuật hiện đại song hành với người sản xuất, hàng chục triệu nông dân sẽ được tiếp cận, đào tạo kỹ năng để thích ứng với công nghệ mới, tạo ra những sản phẩm nông sản đa giá trị cho nền nông nghiệp bền vững”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Nhưng theo ông Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô đất đai manh mún và nguồn vốn nhỏ bé, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế, nhiều hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nông nghiệp của Việt Nam chưa có điều kiện và năng lực để ứng dụng công nghệ cao.
Theo đó, chỉ khoảng 1-2% doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và trong số đó chỉ khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Khoảng dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao – tức là chiếm chưa tới 3% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp.
Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ cao, ông Đặng Kim Sơn đề xuất Chính phủ cần hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao gắn với các vùng chuyên canh của các nông sản chủ lực. Đồng thời, áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VCAC) cũng đưa ra đề xuất Nhà nước cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng tích cực, cởi mở để có chính sách phù hợp cho các hoạt động liên kết và hợp tác đầu tư vào nông nghiệp cho cả hai khu vực “công – tư”. Đồng thời, sớm ban hành các quy định đủ mạnh để có một khuôn khổ pháp lý cho các mô hình kinh tế mới, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn theo hướng đi mới.
Tin liên quan
Để hưởng ưu đãi thuế, DN cần xác nhận máy, thiết bị chuyên dùng theo nguyên tắc nào?
09:47 | 14/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nếu "dễ dãi" thì sản phẩm OCOP không đạt hiệu quả xuất khẩu
18:43 | 12/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bình Dương kỳ vọng thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao
17:19 | 13/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xà lách Thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc
17:02 | 25/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Emirates SkyCargo đặt 5 máy bay Boeing 777F, dự kiến nhận hàng trong năm tài chính 2025-2026
16:42 | 25/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xu hướng mở rộng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
08:00 | 25/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát sát cánh cùng chính quyền địa phương trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa
16:32 | 24/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty tăng doanh thu và lợi nhuận
13:30 | 24/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu cá ngừ
09:55 | 24/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 6 tháng của Techcombank tăng gần 39%, nợ xấu tăng trong ngưỡng dự báo
20:26 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tín dụng tăng gấp đôi bình quân toàn ngành, ACB đạt lợi nhuận hơn 10.000 tỷ đồng
16:20 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tiếp cận và điều trị toàn diện ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ
14:03 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch GC Food: Quyết tâm triển khai ESG để mở rộng xuất khẩu
13:00 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
10:09 | 23/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nửa đầu năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty đã thực hiện đầu tư 66.960 tỷ đồng
16:53 | 22/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SCIC đạt lợi nhuận gần 5.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024
10:55 | 22/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hòa Lạc lưu ý doanh nghiệp tránh “lỗi” khi làm thủ tục
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 60 phát hành ngày 26/7/2024
Doanh nghiệp và EuroCham đánh giá cao nỗ lực tạo thuận lợi thương mại của Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu
Xà lách Thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc
Emirates SkyCargo đặt 5 máy bay Boeing 777F, dự kiến nhận hàng trong năm tài chính 2025-2026
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
10:17 | 24/07/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)
10:51 | 22/07/2024 Multimedia
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)
08:50 | 15/07/2024 Multimedia
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia
20:10 | 12/07/2024 Infographics
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?
09:20 | 10/07/2024 Megastory/Longform