Đề xuất cho doanh nghiệp nhà nước được thoái vốn tại các doanh nghiệp bị lỗ
Xây dựng cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn. Ảnh: ST |
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 (Nghị định 91).
Theo dự thảo tờ trình Chính phủ về Nghị định sửa đổi Nghị định 91, Bộ Tài chính cho biết, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLV) và Tổng công ty Cảng Hàng không – CTCP (ACV) đã có các công văn về việc thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định. Trong đó, UBQLV đã kiến nghị cho phép ACV được chia cổ tức bằng cổ phần để giúp ACV tăng thêm nguồn vốn tự có, thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn bởi nếu thực hiện theo quy định cũ, ACV sẽ không đáp ứng nhu cầu vốn còn thiếu hiện có để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đầu tư, xây dựng, đặc biệt là dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 phải hoàn thành đưa vào khai thác năm 2025. Trong trường hợp này, UBQLV nhận định, ACV sẽ phải triển khai vay các tổ chức tín dụng, dẫn tới việc tăng rủi ro trong hoạt động đầu tư, giảm hiệu quả dự án và giảm hiệu quả hoạt động của ACV.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác được Bộ Tài chính nêu là các giải pháp hỗ trợ Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (VNA). Theo dự thảo tờ trình, Bộ Tài chính cho biết, qua các tờ trình và ý kiến chỉ đạo, UBQLV đã chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại VNA sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty để triển khai quy trình thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp khác theo quy định với 3 phương thức gồm: đấu giá công khai; đấu giá công khai không thành công thì chào bán cạnh tranh; chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc thực hiện phương thức đấu giá công khai không triển khai được do vướng các quy định liên quan. Hơn nữa, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên không thể triển khai việc thoái vốn tại các doanh nghiệp đang bị lỗ, lỗ lũy kế, ảnh hưởng đến vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng cần phải sửa đổi Nghị định 91 để tháo gỡ vướng mắc, xây dựng cơ sở pháp lý để doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp khác bị lỗ hoặc có lỗ lũy kế. Việc này cũng tạo cơ sở pháp lý để thực hiện đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào doanh nghiệp từ nguồn cổ tức được trả cho cổ đông nhà nước tại công ty cổ phần thuộc phạm vi được đầu tư bổ sung vốn nhà nước nhằm bổ sung nguồn lực kịp thời với chi phí vốn thấp.
Vì thế, dự thảo Nghị định được xây dựng trên quan điểm đảm bảo tính phù hợp, đồng bộ giữa quy định pháp luật về doanh nghiệp và quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, cũng như đảm bảo phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phù hợp với quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính; thống nhất, dễ hiểu về ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản trong dự thảo Nghị định. Đồng thời, đảm bảo tính kịp thời, giải quyết tình huống cấp bách cho các doanh nghiệp khi thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp khác bị lỗ hoặc có lỗ lũy kế.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91 tập trung theo hướng: quy định đối với doanh nghiệp là công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, phần lợi nhuận còn lại được chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu để đầu tư bổ sung tăng vốn điều lệ, thực hiện các dự án quan trọng quốc gia được cấp có thẩm phê duyệt và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngoài ra, bổ sung quy định, trường hợp thoái vốn tại công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ mà công ty cổ phần đó không đảm bảo hoạt động kinh doanh của 2 năm liên tục liền kề trước năm tổ chức thoái vốn phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm tổ chức thoái vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước được lựa chọn việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty cổ phần đó theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thoái vốn thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Nhận xét về những đề xuất trên, chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, cơ quan chức năng cần đánh giá kỹ tác động của dự thảo Nghị định này, trong đó đánh giá số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp có 50% vốn nhà nước. Ông Ngô Trí Long cho rằng, việc đầu tư quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn một số vướng mắc nên các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi tổng thể, có giải pháp đặc thù cho việc một số DNNN thua lỗ do chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán ra không tăng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, cùng với việc nghiên cứu ban hành quy định pháp luật theo hướng thị trường hơn cho khối DNNN thì các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp phải tìm giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo hoạt động kinh doanh, xứng đáng với vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Tin liên quan
Bao bì sản phẩm xuất khẩu cần hướng tới khả năng tái chế cao
15:47 | 09/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiểu rõ quy định để đứng vững ở thị trường xuất khẩu
08:18 | 10/08/2024 Kinh tế
Chiến lược cho ngành cà phê
06:23 | 11/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần “cởi trói” cho điều châu Phi được tiêu thụ nội địa
10:59 | 11/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện
14:00 | 09/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp lo lãng phí nếu chưa có quy định công nhận các tiêu chuẩn nước ngoài
20:10 | 07/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng cường quản lý các dự án ưu đãi đầu tư khi thay đổi chủ dự án
15:11 | 07/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần đánh giá tác động toàn diện về tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá
15:09 | 07/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Tổng cục Hải quan kịp thời khắc phục sự cố Hệ thống công nghệ thông tin
07:31 | 07/08/2024 Hải quan
Xác định giá trị tài sản công như thế nào?
13:19 | 06/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách kiểm tra chất lượng hàng hóa cần tạo thuận lợi, ngừa gian lận
08:38 | 06/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nhập khẩu hàng hóa miễn thuế tạo tài sản cố định dự án ưu đãi đầu tư
09:04 | 04/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu
08:54 | 04/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần sự phối hợp giám sát hàng vận chuyển độc lập bằng đường sắt
14:40 | 02/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý hồ sơ NK hàng nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN
12:28 | 02/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định mới về các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất
11:01 | 02/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Lạng Sơn: Thu ngân sách đạt 84,75% kế hoạch được giao
Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ ngành Kho bạc
Hải quan Lào Cai kỳ vọng vượt thu ngân sách
Cần “cởi trói” cho điều châu Phi được tiêu thụ nội địa
Triển khai cơ chế đặc thù phát triển TPHCM: Các mô hình tiên phong phát huy hiệu quả
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của nữ Phó Cục trưởng đầu tiên của Hải quan Lào Cai
18:29 | 01/08/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai Lê Phương
18:28 | 01/08/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 7 tỷ USD trong nửa đầu năm
10:50 | 31/07/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh Lê Việt Hùng
18:30 | 30/07/2024 Infographics
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
10:17 | 24/07/2024 Megastory/Longform