Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

e magazine
16:35 | 23/03/2023
Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

16:35 | 23/03/2023

(HQ Online) - Đông Nam bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) - vùng đất “gian lao mà anh dũng” trong kháng chiến, đã vươn lên thành vùng kinh tế năng động nhất của khu vực phía Nam và cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 32% GDP của cả nước, hơn 44% tổng thu ngân sách nhà nước. Thời gian tới, với hàng loạt dự án hạ tầng mới đang được đầu tư cùng sự năng động, sáng tạo của các địa phương, Đông Nam bộ được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự thịnh vượng chung của cả nước.
Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Bao gồm 6 tỉnh, thành phố (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT), Bình Phước, Tây Ninh), Đông Nam bộ - vùng đất “gian lao mà anh dũng” trong kháng chiến, đã vươn lên thành vùng kinh tế năng động nhất của khu vực phía Nam và cả nước, hàng năm đóng góp khoảng 32% GDP của cả nước, hơn 44% tổng thu ngân sách nhà nước. Thời gian tới, với hàng loạt dự án hạ tầng mới đang được đầu tư cùng sự năng động, sáng tạo của các địa phương, Đông Nam bộ được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự thịnh vượng chung của cả nước.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Trong những ngày đầu tiên của năm 2023, BR-VT đã đón 3 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới với tổng vốn đăng ký 35,38 triệu USD. Trong đó có nhà máy chế tạo cơ khí và kết cấu thép Vard Vũng Tàu của Công ty TNHH Vard Vũng Tàu; nhà máy sản xuất vật liệu tinh luyện, vật liệu gia nhiệt dạng viên dùng cho ngành sản xuất sắt, thép của Yabashi Industries Co., Ltd và nhà máy sản xuất ống thép và phụ kiện Meide Việt Nam của Công ty Meide Investment Hong Kong Holding Company Limited.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ
Lễ khởi công xây dựng nhà máy Lego tại Bình Dương. Ảnh: VGP

Trước đó, vào cuối năm 2022, nhà máy trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) cũng đã được khởi công xây dựng tại Bình Dương.

Chia sẻ về lý do chọn Bình Dương làm nơi đặt nhà máy, ông Preben Elnef, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn LEGO Việt Nam cho biết, bên cạnh lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu, Bình Dương đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua với hạ tầng phù hợp trong mối liên hệ với khu vực và quốc tế, đảm bảo cho tầm nhìn của LEGO tại nhà máy trong 20 năm tới.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các tỉnh Đông Nam bộ cũng liên tục có các buổi gặp mặt, tiếp xúc và làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài bàn về kế hoạch xây dựng nhà máy tại đây.

Theo báo cáo của các địa phương, trong năm 2022, Bình Dương đã thu hút 3,1 tỷ USD vốn FDI; TPHCM thu hút 3,94 tỷ USD vốn FDI; Đồng Nai gần 1 tỷ USD …

Tính đến nay, Đông Nam bộ vẫn là nơi có thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Dòng vốn FDI chủ yếu đổ vào lĩnh vực công nghiệp đã giúp khu vực này trở thành trung tâm công nghiệp, xuất khẩu lớn của Việt Nam. Kéo theo đó, thương mại, dịch vụ cũng phát triển, tạo ra nhiều việc làm với thu nhập cao cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người của Đông Nam bộ đạt hơn 5.000 USD/người/năm, gấp gần 2 lần bình quân chung của cả nước.

Hiện đã có gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Đông Nam bộ với nhiều nhà máy hiện đại so với khu vực ASEAN. Nhiều công ty đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và giữ vị trí quan trọng.

Theo Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Tuấn Anh, môi trường năng động, thuận lợi và có nhiều tiềm năng chính là điểm cộng giúp Đông Nam bộ ghi điểm trong mắt các doanh nghiệp FDI.

Cùng với kết quả tích cực về thu hút vốn FDI, kim ngạch xuất nhập khẩu tại khu vực Đông Nam bộ cũng ghi nhận sự lội ngược dòng ngoạn mục trong năm 2022, bất chấp những khó khăn, thách thức dưới tác động của những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới.

Trong đó, các DN của TPHCM đã xuất khẩu trên 47 tỷ USD qua các cửa khẩu trên cả nước, tăng 5,1% so với năm 2021. Trong khi đó, lượng hàng hoá làm thủ tục xuất nhập khẩu qua các cảng tại TPHCM đạt tới 143 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2021.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Tại các địa phương khác trong vùng, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt mức cao, như Bình Dương đạt 60,3 tỷ USD, Đồng Nai 43,4 tỷ USD, BR-VT đạt 24 tỷ USD… Đáng chú ý, tại Bình Dương ghi nhận thặng dư thương mại 9,1 tỷ USD và Đồng Nai ở mức 5,7 tỷ USD.

Bên cạnh các chỉ tiêu như trên, GDRP của các tỉnh, thành Đông Nam bộ cũng cho thấy kết quả ấn tượng trong năm 2022. Cụ thể, trong Top 10 tỉnh thành có GRDP cao nhất cả nước năm 2022, có tới 4 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam bộ là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và BRVT, qua đó cho thấy đóng góp rất lớn của khu vực này trong tăng trưởng kinh tế của cả nước. Trong đó, GRDP của TPHCM đạt 1,479 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 9,03%; Bình Dương đạt 459.032 tỷ đồng, tăng 8,01%, Đồng Nai 434.032 tỷ đồng, tăng 9,22%, BR-VT 390.293 tỷ đồng, tăng 7,15%. Đối với Bình Phước và Tây Ninh, dù quy mô GRDP còn thấp, nhưng mức độ tăng trưởng cũng rất ấn tượng với 9,56% tại Tây Ninh (56.289 tỷ đồng) và 8,42% tại Bình Phước (49.638 tỷ đồng).

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ
Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ chính trị đã xác định, Đông Nam bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, vùng Đông Nam bộ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước với vùng động lực TPHCM – Bình Dương - Đồng Nai – BR-VT. Đây cũng là vùng kinh tế năng động, đầu mối giao thông quan trọng với 5 phương thức vận tải, đóng vai trò kết nối quan trọng trong giao thương với cả nước và quốc tế như: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (đang đầu tư xây dựng), hệ thống cảng biển BR-VT, Đồng Nai, TPHCM. Vùng đang đóng góp khoảng 32% GDP của cả nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hoá và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam và hơn 44% tổng thu ngân sách nhà nước.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Tuy nhiên, theo dự báo nhu cầu vận tải trong giai đoạn đến năm 2030 cho thấy vùng Đông Nam bộ có nhu cầu vận tải vượt xa so với năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện tại. Các quốc lộ chính yếu như QL1, QL13, QL51, QL22, QL14 nhiều đoạn đã mãn tải, tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt tại các cửa ngõ ra vào thành phố, tại các tuyến kết nối đến cảng biển, cảng hàng không ngày càng nghiêm trọng; hệ thống đường bộ, đường sắt đô thị vẫn là “nút thắt” ảnh hưởng đến sự phát triển và năng lực cạnh tranh của vùng.

Để giữ vững vị thế của Đông Nam bộ trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nghị quyết 24-NQ/TW nêu rõ mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đây cũng sẽ là vùng đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng “chính quyền số”, “kinh tế số”, “xã hội số”.

Nhận diện rõ những vấn đề như trên, Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương tại Đông Nam bộ đang đẩy mạnh triển khai hàng loạt dự án hạ tầng với kỳ vọng tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế của vùng trong thời gian tới. Trong đó, với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có quy mô 5.000 ha, dự kiến đón 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm, tỉnh Đồng Nai định hướng xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế, trung tâm logistics hàng không gắn với Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang khẩn trương triển khai thi công và đưa vào vận hành khai thác giai đoạn 1 trong năm 2025. Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 với tổng diện tích 2.434,28 ha/2.532 ha, đạt 96,14%.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Để phát huy lợi thế sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang tổ chức lập quy hoạch vùng sân bay Long Thành và Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, lấy sân bay Long Thành làm trọng tâm cùng với Cảng Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tập trung xây dựng hệ thống giao thông kết nối, hệ thống logistics khu vực vùng phụ cận của sân bay quốc tế Long Thành nhằm tạo động lực phát triển cho tỉnh Đồng Nai cũng như của cả vùng Đông Nam bộ.

Theo đó, việc quy hoạch đồng bộ các tuyến cao tốc đường bộ, đường sắt và cảng biển - vận tải thuỷ nội sẽ giúp giảm mạnh chi phí vận chuyển, giảm chi phí logistic và tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong khu vực cũng như tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Trong khi đó, với vị trí nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng nước sâu được xếp loại đặc biệt của quốc gia có thể tiếp nhận tàu container trọng tải 80.000 - 250.000 tấn (6.000-24.000 TEU) hoặc lớn hơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giữ vai trò cửa ngõ hướng ra biển của vùng Đông Nam Bộ.

Đặc biệt, Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra chủ trương “Hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ. Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế”.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải là một trong 20 cảng lớn trên thế giới, có thể tiếp cận các siêu tàu container lớn nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là cụm cảng duy nhất ở miền Nam Việt Nam có những chuyến tàu đi thẳng đến châu Mỹ, châu Âu. Cái Mép Hạ hội đủ các điều kiện để có thể hiện thực hóa sáng kiến hình thành khu thương mại tự do thế hệ mới của Vùng được kiến tạo trên nền một hệ sinh thái đa dạng, gồm nhiều lớp nền tảng hỗ trợ.

Để chuẩn bị cho việc hình thành khu thương mại tự do Cái Mép Hạ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chủ động cập nhật chủ trương phát triển khu thương mại tự do vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó, tỉnh cũng tổ chức lập quy hoạch Trung tâm logistics Cái Mép Hạ với diện tích 1.686,73ha, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư và triển triển khai đầu tư các công trình giao thông kết nối liên cảng và liên vùng; phối hợp với Trung ương và các địa phương trong vùng thúc đẩy triển khai các dự án giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ.

Các địa phương khác cũng đang triển khai nhiều kế hoạch, dự án lớn nhằm tạo bứt phá cho toàn vùng trong thời gian tới. Điển hình như Tây Ninh đang phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – TPHCM gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ
Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Nhìn lại quá trình tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam bộ thời gian qua không thể không nhắc đến vai trò rất lớn của ngành Hải quan, đặc biệt trong việc hỗ trợ DN, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, qua đó góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại đây. Cùng với sự tích cực của Tổng cục Hải quan trong công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính sách, hoàn thiện bộ máy, 5 đơn vị hải quan trong vùng gồm Cục Hải quan: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, BR-VT, Bình Phước, Tây Ninh đều là những đơn vị đi đầu về công tác cải cách, hiện đại hoá, hỗ trợ DN với nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả, được cộng đồng DN và chính quyền các địa phương đánh giá rất cao.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Sự năng động, sáng tạo của các đơn vị Hải quan tại đây vẫn đang được tiếp tục phát huy mạnh mẽ nhằm đón đầu nhu cầu của DN cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt những đổi mới, cải cách tại các đơn vị.

Cụ thể, Cục Hải quan Đồng Nai đã chủ động đề xuất chuyển đổi Chi cục Hải quan Long Thành sang mô hình chi cục Hải quan cửa khẩu với tên gọi mới là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai nhằm chuẩn bị cho sự tăng trưởng của kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của các DN trên địa bàn.

Sau hơn 1 năm kể từ ngày thực hiện chuyển đổi, mô hình mới của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai đã tạo ra những tác động tích cực cho các DN. Điển hình như tại Công ty CP Cảng Đồng Nai, trong quý 4/2022, dù bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động thương mại quốc tế suy giảm, nhưng doanh thu của công ty vẫn ghi nhận tăng trưởng gần 24%, trong đó doanh thu hoạt động khai thác cảng tăng gần 23%.

Trong khi đó, tại BR-VT, trước sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động XNK cũng như nhu cầu kiểm tra chuyên ngành của DN, Chi cục Kiểm định Hải quan khu vực Cái Mép - Thị Vải cũng vừa đi vào hoạt động từ tháng 9/2022. Điều này được đánh giá là tạo bước đột phá về cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại khu vực BR-VT.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Cùng với việc hoàn thiện bộ máy để nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ DN, ngành Hải quan cũng đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách thí điểm “cảng mở” tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Đây là cơ chế đang được cộng đồng DN hết sức mong chờ với kỳ vọng có thể thúc đẩy nơi đây nhanh chóng trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của khu vực.

Đặc biệt, ngành Hải quan đang dồn lực để hướng tới mục tiêu lớn là đến năm 2025 hoàn thành Hải quan số theo định hướng Chính phủ số, tạo nền tảng xây dựng Hải quan thông minh. Trong mục tiêu lớn đó, các đơn vị Hải quan tại miền Đông Nam bộ cũng đang triển khai nhiều giải pháp. Điển hình như Cục Hải quan TPHCM đã, đang và sắp được triển khai hàng loạt giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường mối quan hệ đối tác Hải quan - DN; nâng cao vai trò người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan theo xu hướng số hóa thông tin, dữ liệu.

Longform: Sức bật từ vùng kinh tế Đông Nam bộ

Đơn vị này cũng phối hợp tổ chức các chương trình trao đổi, đối thoại với DN về xu thế và tính tất yếu của chuyển đổi số hiện nay trong DN; ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn dữ liệu mở để khai thác các giá trị nhằm phát triển doanh nghiệp trong thời đại số. Cùng với đó là các giải pháp về đào tạo cho CBCC, xây dựng đội ngũ chuyên gia an ninh mạng để kịp thời theo dõi, phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố về an toàn, an ninh mạng, quản trị, vận hành, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu…

Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM khẳng định, với nền tảng hiện đại hóa đã có, Cục Hải quan TPHCM đang chuẩn bị kỹ các bước sẵn sàng cho thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ và nhất định sẽ thành công.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, cộng với sự năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới, cải cách hành chính, hiện đại hóa và những dự án hạ tầng mới đang được triển khai, Đông Nam bộ sẽ tiếp tục là điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo thế và lực cho sự tăng tốc phát triển của khu vực đầu tàu kinh tế cả nước.

Thu Hiền

Phiên bản di động