Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
Khó khăn tiếp tục bủa vây, doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực tìm hướng đi Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 10 thế giới Rào cản bủa vây TikTok |
Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể yếu kéo dài. |
Cụ thể bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến đạt 3,2% trong năm nay và 3,3% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% từ đầu thế kỷ cho đến khi xảy ra đại dịch Covid-19. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng trung hạn của IMF tiếp tục ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Trên thực tế, nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi trước một loạt cú sốc, không rơi vào suy thoái kinh tế như một số người dự đoán, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, phân tích mới nhất của IMF cho thấy các giai đoạn trì trệ kéo dài 4 năm hoặc lâu hơn có xu hướng đẩy tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các quốc gia lên gần 20% - cao hơn đáng kể so với mức tăng khoảng cách do suy thoái kinh tế toàn diện.
Trong thời kỳ trì trệ, quá trình tạo việc làm chậm và tăng trưởng tiền lương sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu và giảm thu nhập của người lao động. Điều này có xu hướng làm gia tăng khoảng cách giữa những người ở tốp trên và những người ở tốp dưới trong thang thu nhập. Nói cách khác, càng bị mắc kẹt trong một môi trường tăng trưởng thấp thì thế giới sẽ càng trở nên bất bình đẳng hơn. Đây cũng là lý do mà nước chủ nhà Brazil đã đưa nội dung chống lại tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào chương trình nghị sự.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng thế giới vẫn có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp, bất bình đẳng gia tăng, đồng thời nỗ lực giảm nghèo đói khi tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sau.
Trước hết, thế giới cần giải quyết vấn đề cơ bản là tăng trưởng chậm. Hầu hết sự suy giảm tăng trưởng trong những thập niên gần đây là do năng suất sụt giảm do lực lượng lao động giảm. Các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính có thể khiến những nguồn lực được luân chuyển hiệu quả hơn từ đó thúc đẩy năng suất. Trong khi đó, việc đưa nhiều người hơn vào lực lượng lao động, chẳng hạn như phụ nữ, có thể chống lại lực cản tăng trưởng do dân số già hóa.
Bên cạnh đó, các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo rằng chính sách tài chính hỗ trợ những thành phần dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Thách thức là nhiều nền kinh tế đang phải đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng. Ở các nước đang phát triển, chi phí trả nợ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu thuế vào thời điểm họ phải giải quyết danh sách nhu cầu chi tiêu đang phình to, từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng đến chi phí thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của IMF, có nhiều cơ hội để các nước đang phát triển tăng thêm doanh thu thông qua cải cách thuế, lên tới 9% GDP. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện một cách tiếp cận tiến bộ, có nghĩa là đảm bảo những người có đủ khả năng đóng thuế nhiều hơn sẽ đóng góp phần công bằng của họ.
Ngoài ra, thế giới cần một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu vững chắc cho những quốc gia cần hỗ trợ. Có như vậy kinh tế thế giới mới có thể phát triển ổn định.
Tin liên quan
Quảng bá ẩm thực, tiềm năng kinh tế Việt Nam ra thế giới
18:22 | 29/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội phát triển thiết bị điện năng lượng tái tạo “made in Vietnam”
08:23 | 30/07/2024 Kinh tế
Thị trường Nhật Bản thu hút các thương hiệu xa xỉ phẩm
09:45 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia Mỹ lần đầu vượt mốc 35.000 tỷ USD
09:39 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Dubai và Hải quan Indonesia thúc đẩy hợp tác hải quan
14:42 | 29/07/2024 Hải quan thế giới
Malaysia đã gửi đơn đề nghị gia nhập BRICS
08:42 | 29/07/2024 Nhìn ra thế giới
Chi phí cho xung đột ở Ukraine sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu
08:32 | 29/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEAN
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Indonesia kêu gọi ASEAN+3 thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thế giới đối mặt với "cơn sốt urani"
06:17 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lợi thế của bà Kamala Harris trong cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ
07:43 | 27/07/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị ASEAN: Đề cao đoàn kết, duy trì cách tiếp cận cân bằng
08:47 | 26/07/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất và giảm mua trái phiếu
08:47 | 26/07/2024 Nhìn ra thế giới
Ấn Độ áp thuế nhập khẩu 10% đối với kính năng lượng mặt trời
07:45 | 26/07/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Quảng Ninh phát hiện, tiêu hủy 200 kg xúc xích, chả mực
Thị trường Nhật Bản thu hút các thương hiệu xa xỉ phẩm
Hải quan Cao Bằng thực hiện nhiều hoạt động tri ân gia đình chính sách
Nợ quốc gia Mỹ lần đầu vượt mốc 35.000 tỷ USD
GELEX báo lãi “khủng” sau 6 tháng đầu năm 2024
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước
10:17 | 24/07/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)
10:51 | 22/07/2024 Multimedia
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)
08:50 | 15/07/2024 Multimedia
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia
20:10 | 12/07/2024 Infographics
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?
09:20 | 10/07/2024 Megastory/Longform